giỏ hàng

Cách đo kiểm tra loadcell có hỏng đơn giản, chi tiết nhất

Bạn đang thắc mắc cách kiểm tra loadcell sống hay chết được thực hiện như thế nào? Loadcell được biết đến là bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi chiếc cân điện tử giúp cân có thể hoạt động ổn định và cho kết quả đo chính xác nhất. Vì thế, việc kiểm tra bộ phận này thường xuyên, định kỳ là điều rất cần thiết và nên làm. Theo dõi bài viết dưới đây của Cân Điện Tử Quốc Thịnh để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Cách đo kiểm tra Loadcell có hỏng không?

Cách đo kiểm tra Loadcell có hỏng không?

1. Loadcell là gì?

Loadcell hay còn gọi là cảm biến trọng lượng là một đầu dò tải có chức năng biến đổi tải trọng từ kg, yến, tạ, tấn,... sang dạng tín hiệu điện mV/V.

Cảm biến trọng lượng này hiện nay đang được áp dụng rất phổ biến trong các dòng cân điện tử như: cân điện tử công nghiệp, cân kỹ thuật, cân treo, cân băng tải,... Đồng thời, tùy vào từng loại loadcell khác nhau, chúng cũng sẽ có những thay đổi khác nhau về việc thay đổi dòng, điện áp cũng như tín hiệu số.

2. Cấu tạo của Loadcell

Bên cạnh việc tìm hiểu Loadcell là gì, bạn cũng nên nắm rõ cấu tạo của thiết bị cảm biến trọng lượng này để có thể biết cách đo kiểm tra Loadcell chính xác và đúng chuẩn nhất.

Cấu tạo loadcell

Cấu tạo loadcell

Theo đó, cấu tạo của Loadcell về cơ bản sẽ có hai bộ phận chính đó là:

  • Strain gauge: Là thành phần chính của cảm biến tải trọng. Nó là một loại điện trở đặc biệt với cấu tạo gồm một sợi dây kim loại mảnh đặt trên một tấm cách điện đàn hồi, kích thước khá nhỏ chỉ bằng móng tay. Strain Gauge sẽ có điện trở thay đổi khi bị nén hoặc kéo dãn ra. Và mức điện trở này cũng sẽ thay đổi tỉ lệ cùng với lực tác động, tức là giảm xuống khi bị nén và tăng lên khi kéo dãn.
  • Phần Load hay còn gọi là tải: Có cấu tạo là một thanh kim loại có khả năng đàn hồi cao, được cố định 1 đầu, đầu còn lại sẽ nối với bàn cân. 

>>>XEM THÊM<<<

3. Cách kiểm tra loadcell sống hay chết

Như đã khẳng định ở trên, Loadcell là một bộ phận rất quan trọng trong mỗi chiếc cân điện tử. Do đó, bạn cần phải biết cách kiểm tra loadcell sống hay chết để có sự thay thế và sửa chữa kịp thời trong trường hợp có vấn đề để không làm ảnh hưởng đến khả năng cân của thiết bị.

Theo đó, để kiểm tra Loadcell, bạn có thể thực hiện tuần tự các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra vị trí loadcell đang có vấn đề

Đối với loại cân bàn điện tử sử dụng 1 cảm biến điện tử thì việc kiểm tra vị trí Loadcell gặp vấn đề sẽ được thực hiện khá dễ dàng thông qua đồng hồ VOM. Nhưng với các loại cân sàn hay cân xe tải điện tử, cân ô tô, Loadcell không chỉ có 1 mà thường được sử dụng từ 4 - 6 cảm biến điện tử thì việc kiểm tra sẽ có phần phức tạp hơn nhiều.

Lúc này, bạn nên thực hiện các bước sau để xác định chính xác vị trí loadcell đang gặp vấn đề trong số các cảm biến trọng lực được sử dụng trong cân:

  • Dùng tải tiến hành đặt thử vào các góc của trạm cân ô tô hoặc cân sàn điện tử và quan sát kết quả. Nếu thấy giá trị cân ở vị trí nào bất thường hơn so với vị trí các góc còn lại thì đó chính là vị trí loadcell đang gặp vấn đề.
  • Tiếp theo, hãy thực hiện kiểm tra dây tín hiệu của cảm biến lực có bị đứt hay hỏng hóc không?
  • Sau cùng kiểm tra hộp nối tín hiệu có hỏng ở vị trí cảm biến tải đang có vấn đề hay không để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Bước 2: Cách đo kiểm tra loadcell

Sau khi tìm được vị trí Loadcell gặp vấn đề, bạn sẽ cần phải tiến hành đo kiểm tra Loadcell thì mới có thể xác định được chính xác Loadcell còn sống hay chết. Việc kiểm tra Loadcell sẽ được thực theo hai bước như sau:

Test nóng loadcell với đồng hồ vạn năng đo điện trở

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở

Ở bước này, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn thiết bị đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở để thực hiện đo kiểm tra Loadcell. Quy trình thực hiện sẽ như sau:

  • Dùng đồng hồ điện năng tiến hành đo mức điện trở ở cửa ra vào của Loadcell bằng cách nối dây đo với đồng hồ vạn năng, sau đó dùng đầu que đo để kết nối với dây nguồn ở các vị trí ngõ vào và ngõ ra của loadcell.
  • So sánh giá trị mức điện trở ở hai đầu ngõ ra và vào của Loadcell hiển thị trên đồng hồ. Nếu chênh lệch điện trở giữa hai đầu này nằm trong biên độ cho phép thì có nghĩa là Loadcell vẫn còn hoạt động tốt. Còn với trường hợp biên độ chênh lệch quá lớn thì có nghĩa Loadcell đã bị hỏng.
  • Với trường hợp Loadcell của cân điện tử không cung cấp thông tin về mức điện trở thì việc xác định Loadcell sống hay chết sẽ được xác định như sau: Loadcell bị hỏng khi 1 trong 6 giá trị của thông số điện không thể đo hoặc bị đứt rời.

Test nóng Loadcell bằng cách kiểm tra khả năng hoạt động của loadcell khi kết nối với bộ chỉ thị

Thực hiện kết nối đầu Loadcell cần được kiểm tra với bộ chỉ thị. Nếu thấy các thông số điện trở của Loadcell vẫn hoạt động ổn định, bình thường thì có nghĩa cầu điện trở Wheatstone vẫn đang hoạt động tốt và Loadcell vẫn chưa bị hỏng.

Trường hợp máy sử dụng nhiều Loadcell thì nên so sánh giá trị hiệu số có tải và không tải có chênh lệch nhiều không. Nếu chênh lệch thì khả năng cao là Loadcell đã bị hỏng.

Đối với một số trường hợp không có tín hiệu ngõ hoặc tín hiệu trả về không ổn định thì cũng có thể là dấu hiệu của việc Loadcell đã bị hư hỏng, biến dạng bởi tác động của ngoại lực, bạn nên thay thế Loadcell để cân được hoạt động ổn định, chính xác trở lại.

Nguyên nhân và cách khắc phục loadcell hỏng

Nguyên nhân và cách khắc phục loadcell hỏng

4. Nguyên nhân hỏng Loadcell và cách khắc phục

Và để biết cách kiểm tra loadcell sống hay chết nhanh và chính xác thì bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao nó hỏng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hỏng Loadcell trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục nhanh chóng mà bạn nên nắm rõ để sử dụng hiệu quả hơn cũng như biết cách xử lý kịp thời khi gặp phải:

  • Nguyên nhân 1: Loadcell hỏng do đặt vật liệu quá mức tải cân.

Cách khắc phục:  Kiểm tra kỹ trọng tải của cân trước khi đặt vật liệu lên buồng cân nhằm đảm bảo cân nặng không vượt quá mức cho phép.

  • Nguyên nhân 2: Cường độ rung động của loadcell lớn.

Cách khắc phục: Thiết kế các biện pháp chống rung, giảm xóc cho Loadcell nếu cần phải di chuyển để đảm bảo sự an toàn tốt nhất trong quá trình vận chuyển.

  • Nguyên nhân 3: Lắp đặt móc cẩu không đúng.

Cách khắc phục: Nên dùng gông bảo vệ trước khi tháo dỡ trạm cân và chỉ tháo gông bảo vệ khi toàn bộ trạm đã được lắp đặt hoàn thành.

  • Nguyên nhân 4: Hệ thống điện có lỗi do sự cố mất nguồn hoặc chênh lệch điện áp giữa 2 nhánh của đầu cân.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại hệ thống điện.

Trên đây là những thông tin chia sẻ Loadcell là gì cũng như cách kiểm tra Loadcell sống hay chết đơn giản, chính xác ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn sẽ biết cách thực hiện phép đo cảm biến loadcell thành công đồng thời có được những khắc phục cần thiết để cân điện tử có thể hoạt động chính xác, ổn định trở lại. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với Cân Điện Tử Quốc Thịnh để được hỗ trợ, tư vấn tốt nhất nhé.