giỏ hàng

Cách đo độ mủ cao su| Những yếu tố ảnh hưởng đến độ mủ

Cách đo độ mủ cao su là thắc mắc của khá nhiều người người. Bởi độ mủ cao su là một trong những chỉ số quan trọng để chúng ta có thể đánh giá được chất lượng của cao su. Độ mủ phản ánh khả năng dẻo dai và độ đàn hồi và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm. Bài viết dưới đây của Cân Điện Tử Quốc Thịnh sẽ chia sẻ với bạn về các phương pháp để tính độ mủ cao su.

>>>XEM THÊM<<<

Độ mủ cao su là gì?

1. Độ mủ cao su là gì?

Độ mủ cao su là tên gọi của chỉ số TSC-DRC. Trong đó, TRC là hàm lượng cao su khô có trong cao su tự nhiên. Còn DRC là lượng cao khô có trong mủ nước.

Thông thường chỉ số TSC sẽ cao hơn chỉ số DRC.

>>>LƯU Ý<<<

Hiện nay có 2 phương pháp để đo độ mủ ca su là phương pháp nướng chảo và phương pháp dùng ống nghiệm. Phương pháp nướng chảo đang được sử dụng phổ biến hơn  vì có độ chính xác cao hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các bước để thực hiện phương pháp nướng chảo.

Ở phương pháp nướng chảo, chúng ra sẽ sử dụng cân điện tử để đo độ mủ. Loại cân được sử dụng cần có độ nhạy cực, không ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Cụ thể:

Chuẩn bị các dụng cụ

  • Bếp ga, bếp điện
  • Cân điện tử đo độ mủ có vạch chia 0,01g
  • Lọ đựng mủ cao su
  • Chảo nhỏ (Đường kính khoảng 15cm) có tay cầm 

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Lấy 10g mủ nước cho vào lọ (Không tính trọng lượng lọ) và cân điện tử vạch chia 0,01. Bạn cần ghi lại trọng lượng. Đây sẽ là m1.
  • Bước 2: Cho mủ nước vào chảo và đảm bảo tráng sạch phần mủ trong lọ.
  • Bước 3: Tráng đều sao cho lượng mủ phủ đều bề mặt chảo. Cho chảo lên bếp và nướng với lửa nhỏ. Bạn có thể lắc hoặc dùng dụng cụ để cho mủ sôi đều. Nướng cho đến khi phần nước ở trong mủ bay hết, mủ có độ trong và vàng nhẹ thì tắt bếp.
  • Bước 4: Sau đó, bạn lấy chảo ra và để nguội.
  • Bước 5: Lấy phần mủ cao su đã nguội ra khỏi chảo. Bạn cần chú ý lấy sạch, không để sót lại phần mủ nào.
  • Bước 6: Dùng cân điện tử để cân trọng lượng. Đây sẽ là m2.

Công thức tính độ mủ cao su

TSC (%) = (m2/m1)*100

Trong đó: 

m1: Khối lượng của mủ nước cân ở bước 1 - Cố định là 10g

m2: Khối lượng mủ khô sau khi nướng ở bước 6 được tính theo g

Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi giữa TSC và DRC bạn có thể search trên Google.

Lưu ý để đo độ mủ chính xác:

  • Cân chính xác lượng mủ nước trước khi nướng.
  • Cân mủ nước và cao su khô sau khi nướng cùng một loại cân để tránh gây lệch kết quả.
  • Nếu không lấy được cao su sau khi nướng thì không được cho nước vào chảo để nguội bớt.
  • Yêu cầu mủ cao su sau khi nướng cần vàng đều, vừa khô và không bị cháy.
  • Cần làm nguội mủ trước khi cân

Cách đo độ mủ cao su

3. Cách tính giá cao su dựa trên độ mủ

Bên cạnh cách đo độ mủ cao su thì giá cao su được tính như thế nào cũng được mọi người khá quan tâm. Giá mủ cao su trên thị trường hiện tại đang được tính theo công thức sau:

Giá mủ cao su = Giá 1 độ TSC-DRC x trọng lượng mủ nước x độ TSC-DRC

Trong đó: 

  • Giá độ TSC-DRC: Thường biến động theo giá thị trường và lái buôn. Nó giao động từ 200đ/1 độ đến 400đ/ độ tùy vào từng thời điểm.
  • Độ TSC-DRC: Được tính bằng phương pháp nướng chảo ở trên

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ mủ cao su và cách tăng độ mủ

Độ mủ cao su có thể bị tác động bởi một số yếu tố sau đây: 

  • Đất trồng cây cao su: Loại đất tốt nhất giúp độ mủ cao su cao là đất đỏ bazan hoặc những loại đất mới khai phá rừng.
  • Giống cao su: Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao su và độ mủ cao su sau này. 
  • Chăm sóc: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ mủ cao su. Vì thế, một năm bà con nông dân nên bón phân từ 1-2 lần/năm. Và nên lựa chọn phân gà thay vì sử dụng phân bò hay phân lợn. Bên cạnh đó, nên chọn phân bón lá để chăm cây trước dùng phân bón gốc
  • Thời gian, kỹ thuật cạo: Cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mủ và độ mủ. Bà con nên cạo vào thời gian 2-3 giờ sáng. Cần cạo đúng kỹ thuật thì mới có nhiều mủ và độ cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ mủ cao su

5. Yêu cầu chỉ số độ DRC trong sản xuất cao su

  • DRC lớn hơn hoặc bằng 20% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR L, SVR 3L, SVR CV50, SVR CV60 và RSS.
  • DRC Lớn hơn hoặc bằng 25% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR 5 S, SVR10.
  • DRC lớn hơn hoặc bằng 23% w/w là tiêu chuẩn của mủ cao su ly tâm.

Hy vọng bài viết của Cân Điện Tử Quốc Thịnh về cách đo độ mủ cao su mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn có thể đo độ mủ một cách chính xác nhất. Và có thể tính được giá cao su qua độ mủ để có thể bán đúng giá không bị lỗ.

Nguồn: Cân điện tử Quốc Thịnh